CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DA YING

Softacid - Chất Bảo Quản Chống Vi Sinh Vật Có Hại

 

SoftAcid logoChất Bảo Quản Chống Vi Sinh Vật Có Hại

Để thay thế chất kháng sinh bổ sung vào thức ăn chăn nuôi, các nước có nền chăn nuôi tiên tiến đã áp dụng các biện pháp sau:

- Bổ sung axit hữu cơ vào thức ăn.

- Bổ sung enzyme thức ăn.

- Bổ sung các chế phẩm trợ sinh (probiotic) và tiền sinh (prebiotic).

Vi khuẩn gây bệnh như E.coli, Samonella sống và hoạt động ở môi trường có độ pH ≥ 4; trong khi, lợi khuẩn như Lactobacillus hay Bifidobacterium sống và hoạt động ở pH ≤3,5. Do vậy, sử dụng các axit hữu cơ để giảm độ pH của dịch tiêu hóa xuống ≤ 3,5 sẽ giúp cho lợi khuẩn hoạt động và phát triển đồng thời ức chế được hại khuẩn.

Axit hữu cơ thường dùng là axit lactic, formic, fumaric, butyric, v.v. Các axit hữu cơ này khi bổ sung vào thức ăn sẽ hạ thấp được độ pH của dịch dạ dày và dịch ruột, nhưng không ăn mòn niêm mạc ống tiêu hóa. Các trại chăn nuôi lợn ở châu Âu hiện nay xem việc sử dụng axit hữu cơ như là một biện pháp quan trọng để thay thế chất kháng sinh.

Tuy nhiên, với tính chất ăn mòn mạnh, axit hữu cơ có thể gây ảnh hưởng đến con người và môi trường; vì lẽ đó, người sử dụng loại axit này luôn phải cân nhắc trong việc chọn lựa giữa tính an toàn và hiệu quả của sản phẩm. Nhằm giải quyết khó khăn đó của khách hàng, Borregaard Lignotech đã nghiên cứu và cho ra đời sản phẩm cải tiến mới-SolfAcid. Đây là sản phẩm có công nghệ độc đáo và được cấp bằng sáng chế. SolfAcid ít gây ăn mòn, an toàn, hiệu quả và dễ sử dụng.  

SolfAcid là sản phẩm tiên tiến kết hợp giữa các axit hữu cơ và axit lignosulphonic. SolfAcid hoạt động như chất axit hóa, giúp kiểm soát độ pH trong thức ăn cho đến khi được gia súc, gia cầm hấp thụ. Nhờ vậy, nguy cơ bị nhiễm khuẩn giảm xuống (sau khi chất này được xử lý qua nhiệt trong quá trình sản xuất).

Do đó, với đặc tính ít gây ăn mòn, SolfAcid an toàn hơn trong sử dụng và dễ dàng xử lý hơn so với các axit hữu cơ tinh khiết. Ngoài ra, SolfAcid còn ức chế sự xâm nhập vi khuẩn có hại và giảm độ bám dính màng sinh học.